Vàng là một kim loại quý, có nhiều hợp chất. Số oxi hóa của vàng trong các hợp chất của nó thay đổi từ -1 đến +5. Nhưng Au(I) và Au(III) chi phối tính chất hóa học của vàng. Au(I) thường được gọi là ion aurơ, là trạng thái ôxi hoá phổ biến nhất với các phối tử như các thioether, thiolat, và phosphin. Các hợp chất Au(I) thường có tính chất đặc trưng. Một ví dụ điển hình là Au(CN)2−, là hình thức hoà tan của vàng trong khai mỏ.
Au(III) (auric) là một trạng thái ôxi hoá phổ biến và được thể hiện bởi vàng(III) clorua, Au2Cl6.
Aqua regia, là một hỗn hợp 1:3 gồm axit nitric và axit clohydric, hoà tan vàng. Axit nitric ôxi hoá vàng kim loại thành các ion +3, nhưng chỉ với những khối lượng nhỏ, thường không thể phát hiện trong axit tinh khiết bởi trạng thái cân bằng hoá học của phản ứng. Tuy nhiên, các ion bị mất trạng thái cân bằng bởi axit clohydric, hình thành các ion AuCl4−, hay axit cloroauric, vì thế cho phép sự tiếp tục ôxi hoá.
Một số halogen tự do phản ứng với vàng. Vàng cũng phản ứng với các dung dịch kiềm của kali xyanua. Với thuỷ ngân, nó hình thành một hỗn hống.
Các trạng thái ôxi hoá ít phổ biến khác
Các trạng thái ôxi hoá ít phổ biến của vàng gồm −1, +2 và +5.
Trạng thái ôxi hoá −1 xảy ra trong các hợp chất có chứa anion Au−, được gọi là aurua. Ví dụ, xêzi aurua (CsAu), kết tinh theo kiểu xêzi clorua. Các aurua khác gồm các aurua của Rb+, K+, và tetramethylammoni (CH3)4N+.
Các hợp chất vàng(II) thường nghịch từ với các liên kết Au–Au như [Au(CH2)2P(C6H5)2]2Cl2.
Sự bay hơi của một dung dịch Au(OH)3 trong H2SO4 cô đặc tạo ra các tinh thể đỏ của vàng(II) sulfat, AuSO4. Một phức chất vàng(II) đáng chú ý là cation tetraxenon vàng(II), có chứa xenon như một phối tử, được tìm thấy trong [AuXe4](Sb2F11)2.
Vàng pentaflorua và anion dẫn xuất của nó, AuF−6, là ví dụ duy nhất về vàng(V), trạng thái ôxi hoá cao nhất được kiểm tra.
Các hợp chất hoá trị hỗn hợp
Một ví dụ đại diện là {Au(P(C6H5)3)}62+. Các hợp chất vàng halcogenua, như vàng sulfua, có đặc trưng là có các lượng tương đương của Au(I) và Au(III).